spot_img
26.2 C
Ho Chi Minh City
HomeHạ tầngTuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn được ví như "dải lụa...

Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn được ví như “dải lụa vàng” của Đông Nam Bộ rộng 10 làn xe

Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn rộng 10 làn xe, được ví như “dải lụa vàng” của Đông Nam Bộ đang là tuyến giao thông trọng điểm, đem lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương.

Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn gần đây nổi lên như một hiện tượng, được cư dân mạng ca ngợi vì rộng đến 10 làn xe, mặt đường đẹp cùng những dải phân cách trồng đầy hoa. Bất ngờ hơn, đây không phải là đường cao tốc mà chỉ là một tuyến đường tỉnh của Bình Dương.
Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn gần đây nổi lên như một hiện tượng, được cư dân mạng ca ngợi vì rộng đến 10 làn xe, mặt đường đẹp cùng những dải phân cách trồng đầy hoa. Bất ngờ hơn, đây không phải là đường cao tốc mà chỉ là một tuyến đường tỉnh của Bình Dương.
Không giống với hầu hết các con đường khác, Mỹ Phước - Tân Vạn không do nhà nước đầu tư hoàn toàn mà làm theo hình thức kết hợp: Ngân sách tỉnh chi đền bù, giải phóng mặt bằng; doanh nghiệp lo chi phí xây dựng. Đường được khởi công từ năm 2009 với tổng vốn 4.300 tỷ đồng do Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư. Đường có điểm đầu tại ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1), phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An và điểm cuối tại trước trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên với tổng chiều dài là 62 km.
Không giống với hầu hết các con đường khác, Mỹ Phước – Tân Vạn không do nhà nước đầu tư hoàn toàn mà làm theo hình thức kết hợp: Ngân sách tỉnh chi đền bù, giải phóng mặt bằng; doanh nghiệp lo chi phí xây dựng. Đường được khởi công từ năm 2009 với tổng vốn 4.300 tỷ đồng do Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư. Đường có điểm đầu tại ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1), phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An và điểm cuối tại trước trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên với tổng chiều dài là 62 km.
Đường được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ Dĩ An đến thị xã Bến Cát dài hơn 42 km, được đưa vào hoạt động từ năm 2015, gồm 6 làn xe. Giai đoạn 2 từ thị xã Bến Cát đến trung tâm hành chính Bàu Bàng dài 20 km km, rộng 61 m với quy mô 10 làn xe, hoàn thành năm 2021. Với quy mô này, đường Mỹ Phước - Tân Vạn giai đoạn 2 rộng gần gấp 4 lần hầu hết các tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đang được xây dựng hiện nay (17 m, 4 làn xe).
Đường được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ Dĩ An đến thị xã Bến Cát dài hơn 42 km, được đưa vào hoạt động từ năm 2015, gồm 6 làn xe. Giai đoạn 2 từ thị xã Bến Cát đến trung tâm hành chính Bàu Bàng dài 20 km km, rộng 61 m với quy mô 10 làn xe, hoàn thành năm 2021. Với quy mô này, đường Mỹ Phước – Tân Vạn giai đoạn 2 rộng gần gấp 4 lần hầu hết các tuyến đường cao tốc Bắc – Nam đang được xây dựng hiện nay (17 m, 4 làn xe).
Từ khi đi vào hoạt động, Mỹ Phước - Tân Vạn được coi là trục đường giao thông huyết mạch của tỉnh, là trục dọc xương sống theo hướng Bắc - Nam vì nó liên thông với các tuyến đường trên những địa bàn khác đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 1K. Ngoài ra một phần của tuyến đường này còn trùng với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Trên ảnh là vòng xoay Định Hoà thuộc thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Từ khi đi vào hoạt động, Mỹ Phước – Tân Vạn được coi là trục đường giao thông huyết mạch của tỉnh, là trục dọc xương sống theo hướng Bắc – Nam vì nó liên thông với các tuyến đường trên những địa bàn khác đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 1K. Ngoài ra một phần của tuyến đường này còn trùng với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Trên ảnh là vòng xoay Định Hoà thuộc thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn còn giúp giảm được ít nhất 30% thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy tới sân bay, cảng biển
Không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác, tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn còn giúp giảm được ít nhất 30% thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy tới sân bay, cảng biển
Bên cạnh đó, tuyến đường này còn đóng vai trò kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên về Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, tuyến đường này còn đóng vai trò kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên về Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu biểu là khu công nghiệp Mỹ Phước 2 và Mỹ Phước 3 tại thị xã Bến Cát. Đây là 2 khu công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng ở tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Trên ảnh là khu công nghiệp Mỹ Phước 3.
Tiêu biểu là khu công nghiệp Mỹ Phước 2 và Mỹ Phước 3 tại thị xã Bến Cát. Đây là 2 khu công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng ở tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Trên ảnh là khu công nghiệp Mỹ Phước 3.
Nhờ được phân làn rộng rãi, rõ ràng nên việc lưu thông trên đoạn đường này cũng an toàn hơn, ít xảy ra tai nạn hơn. Trên ảnh là đường Mỹ Phước - Tân Vạn đoạn chạy qua phường Thới Hoà thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Nhờ được phân làn rộng rãi, rõ ràng nên việc lưu thông trên đoạn đường này cũng an toàn hơn, ít xảy ra tai nạn hơn. Trên ảnh là đường Mỹ Phước – Tân Vạn đoạn chạy qua phường Thới Hoà thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn cũng mở ra một quá trình phát triển mới cho bất động sản Bình Dương. Trước đây, dọc 2 bên đường chỉ là những khu đất trống và đồi cao su, dân cư thưa thớt. Từ khi có tuyến đường này, các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, quán cà phê, phòng khám, bệnh viện... đua nhau mọc lên; các dự án nhà ở, chung cư cũng được hình thành.
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn cũng mở ra một quá trình phát triển mới cho bất động sản Bình Dương. Trước đây, dọc 2 bên đường chỉ là những khu đất trống và đồi cao su, dân cư thưa thớt. Từ khi có tuyến đường này, các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, quán cà phê, phòng khám, bệnh viện… đua nhau mọc lên; các dự án nhà ở, chung cư cũng được hình thành.
Hiện nay, đoạn từ vòng xoay Định Hòa xuống ngã ba Tân Vạn chỉ có quy mô 6 làn xe và giao cắt với nhiều tuyến đường hiện hữu trong khu vực khiến thường xuyên ùn tắc. Do đó, UBND tỉnh Bình Dương đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng đoạn đường này lên 8 làn xe để đồng bộ với quy mô Vành đai 3 TP.HCM đang triển khai. Ảnh là đoạn giao giữa đường Mỹ Phước - Tân Vạn và đường ĐT 741.
Hiện nay, đoạn từ vòng xoay Định Hòa xuống ngã ba Tân Vạn chỉ có quy mô 6 làn xe và giao cắt với nhiều tuyến đường hiện hữu trong khu vực khiến thường xuyên ùn tắc. Do đó, UBND tỉnh Bình Dương đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng đoạn đường này lên 8 làn xe để đồng bộ với quy mô Vành đai 3 TP.HCM đang triển khai. Ảnh là đoạn giao giữa đường Mỹ Phước – Tân Vạn và đường ĐT 741.
Trong tương lai, tuyến đường này có thể sẽ được mở rộng lên 10 làn xe xuyên suốt tuyến. Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng sẽ đầu tư xây dựng cầu vượt hầm chui ở điểm có đường giao với Mỹ Phước - Tân Vạn
Trong tương lai, tuyến đường này có thể sẽ được mở rộng lên 10 làn xe xuyên suốt tuyến. Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng sẽ đầu tư xây dựng cầu vượt hầm chui ở điểm có đường giao với Mỹ Phước – Tân Vạn

Nguồn: cafef.vn

Tin mới nhất

Tin khác

Ý kiến

Chia sẻ ý kiến của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn